Chi tiết

Đăng ký nguyện vọng như thế nào cho chắc?

Đăn ký nguyện vọng (NV) luôn là bài toán chiến lược trong cuộc chạy đua vào ĐH, vốn giới hạn số lượng.

 

1. Những năm trước, xác suất đậu NV1 có vẻ “mờ ảo” hơn vì thời gian đăng ký NV là từ tháng 3, 4. Năm nay, liệu việc đăng ký NV khi đã có kết quả kỳ thi quốc gia có khiến bài toán ít ẩn số hơn không? Câu trả lời là “Không”. Như những năm trước, bạn vẫn phải có đầy đủ dữ liệu về năng lực bản thân, sở thích ngành nghề, điều kiện gia đình để đăng ký NV phù hợp, xác suất đậu cao. Vì vậy, trước tiên vẫn hãy chọn ngành học mà bạn mong muốn, nên tham khảo công cụ trắc nghiệm nghề nghiệp và ý kiến người thân. Sau đó, “đo” khả năng điểm thi bằng cách rà lại điểm học bạ các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển vào ngành. Tiếp theo, tìm các trường ĐH có đào tạo ngành đó, có điểm trúng tuyển vào ngành đó những năm trước gần với khả năng của bạn (thể hiện trên học bạ). Tìm hiểu kỹ thông tin về các trường này. Hãy cho mình 2 đến 3 lựa chọn; chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra quyết định đăng ký sau khi có kết quả kỳ thi quốc gia. Nếu đặt cho mình mục tiêu vào ngành, trường quá cao so với khả năng, bạn có thể tạo áp lực nặng nề cho mình và cảm thấy thất vọng khi điểm không dủ đăng ký vào ngành, trường đó. Lúc ấy, bạn không thể bình tĩnh, sáng suốt để cân nhắc, lựa chọn đúng con đường khác vào ĐH hoặc mang tâm trạng cảu kẻ thất bại mà bước vào giảng đường. Vì phương thức TS năm nay dạng hơn (thi tuyển, xét tuyển (học bạ THPT, kết quả kỳ thi quốc gia), thi tuyển kết hợp xét tuyển), vì tổ hợp môn thi năm nay phong phú hơn, thí sinh được phát 4 phiếu kết quả thi và dùng bản chính giấy chứng nhân kết quả thi cho xét tuyển NV1. Nếu sau đượt xét tuyển NV1 chưa đạt, thí sinh dùng 3 bản chính giấy chứng nhận còn lại để xét tuyển NV bổ sung. Vì điểm tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước nên hãy chọn chắc ngành, chắc trường để trúng tuyển ngay đợt đầu xét tuyển. Cánh cửa thứ hai sẽ khó mở hơn.

            2. Bạn nên cân nhắc chọn ngành, chọn trường cùng lúc với chọn môn thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, ngoài những tổ hợp môn thi truyền thống (tương đương với khái niệm khối thi các năm), các trương có những tổ hợp môn thi mới. Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác. Vì vậy, hãy chọn ngành, trường bạn thấy phù hợp. Thứ nữa, tìm hiểu tổ hợp môn thi trường xét tuyển vào nhẵng ngành này để tính toán, đầu tư hiệu quả cho ôn luyện, đăng ký môn trong kỳ thi quốc gia. Ví dụ, nếu trường đó tuyển Toán – Văn – Anh cho ngành bạn có NV học và tuyển Toán – Anh – Lý, Toán – Lý – Hóa cho ngành dự bị thay thế, bạn nên đăng ký các môn Toán, Văn, Anh, Lý trong kỳ thi THPT quốc gia. Như vậy, bạn sẽ học tập trung hơn. Tuy nhiên, nếu Lý, Hóa bạn học tốt hơn so với Anh thì dù khó nhọc hơn, để chắc chắn, bạn nên đăng ký thi thêm môn Hóa. Khi có kết quả, bạn sẽ lựa chọn đăng ký tổ hợp môn có điểm thi trội hơn cho NV của mình. Đây là kỳ thi “2 trong 1” nên bạn cần tăng năng suất học tập, củng cố tinh thần thi cử; học và thi với tâm thế thi ĐH.

3. Khi đã nộp hồ sơ, bạn vẫn có thể thay đổi NV bằng cách rút hồ sơ và nộp vào trường khác. Tuy nhiên, quyết định này phải dựa trên thông tin chính xác, đầy đủ về chỉ tiêu, tình hình hồ sơ nộp vào ngành, trường bạn đăng ký. Mỗi đượt tuyển kéo dài tối thiểu 20 ngày. Hãy chăm chỉ cập nhật thông tin trên website, điện thoại để chắc chắn hơn về cơ hội của mình và lựa chọn giữu NV hay thay đổi đăng ký.

 (theo GD&TĐ)


Ngày gửi: 20/3/2015
Số người đã xem: 2254
Trở lại